Hướng dẫn cách lắp đặt kim thu sét đúng chuẩn, an toàn

Kim thu sét đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với hệ thống chống sét. Bởi nó chính là nơi tiếp xúc đầu tiên với tia sét khi mà sét đánh xuống. Do đó, việc lắp đạt kim thu sét đúng chuẩn, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật là yêu cầu cấp thiết. Bài viết này, Công ty cổ phần Bagacorp Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn cách lắp đặt kim thu sét đúng chuẩn và an toàn nhất.

kim  thu  sét
Hướng dẫn cách lắp đặt kim thu sét đúng chuẩn, an toàn

Cấu tạo của hệ thống tiếp địa kim thu sét gồm những bộ phận gì?

Hệ thống chống sét lan truyền là thiết bị được cấu tạo bởi các sản phẩm công nghệ, điện tử có khả năng phòng ngừa sét một cách hiệu quả và an toàn.

Hệ thống này có khả năng bảo vệ trong phạm vi rộng với nhiều loại công trình, địa hình. Trong đó, hệ thống tiếp địa kim thu sét đóng một vai trò rất quan trọng trong cả hệ thống này. Ngoài việc giúp dẫn truyền tia sét xuống đất an toàn, thì còn phòng tránh hư hại cho công trình.

Hệ thống tiếp địa kim thu sét có khả năng cản trở nguồn năng lượng do sét gây ra làm ảnh hưởng trực tiếp tới công trình cần bảo vệ. Nhờ vậy mà công trình được đảm bảo an toàn một cách toàn diện.

Hệ thống tiếp địa chống sét gồm các bộ phận như:

  • Kim thu sét
  • Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất, và hệ thống tiếp địa
  • Cáp thoát sét, hay còn gọi là dây thoát sét
  • Trụ đỡ kim thu sét
  • Hệ thống tiếp địa kim thu sét có chức năng: dẫn truyền sét xuống đất an toàn

Kim thu sét có 2 loại phổ biến nhất, đó là:

  • Kim thu sét cổ điển
  • Kim thu sét hiện đại/tia tiên đạo
kim thu  sét
Kim thu sét tia tiên đạo

Hiện nay, các công trình đang thay thế dần kim thu sét cổ điển bằng kim thu sét hiện đại. Tuy đi sau, nhưng kim thu sét hiện đại lại mang rất nhiều ưu điểm nổi bật so với loại cổ điển như: phạm vị bảo vệ rộng, độ bền và tính thẩm mỹ cao.

Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa kim thu sét chi tiết, đúng chuẩn

T1: Bước đầu tiên, hãy đào một cái rãnh, hố hay khoan một giếng tiếp đất.

T2 : Bước thứ hai, tiến hành chôn các điện cực xuống đất.

T3: Tiếp theo lắp đặt cột và chân trụ đỡ kim thu sét.

T4: Kế tiếp lắp đặt dây thoát sét( cáp thoát sét )

T5: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

Bước đầu tiên, hãy đào một cái rãnh, hố hay khoan một giếng tiếp đất.

Việc đầu tiên, bạn cần phải xác định được vị trí lắp đặt hệ thống tiếp địa. Xung quanh khu vực lắp đặt có thể sẽ có những công trình ngầm, hệ thống nước, hay chướng ngại vật. Do đó, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để tránh các công trình như vậy khi đào.

Tiếp theo, tiến hành đào rãnh: rộng khoảng 30cm – 50cm, sâu khoảng 60cm – 80cm. Hình dạng và chiều dài rãnh phải tuân theo bản vẽ thiết kế. Nhưng cũng có thể tuỳ chỉnh theo mặt bằng thi công cho phù hợp.

Chú ý, trên thực tế, có nhiều địa hình có điện trở suất đất cao, hoặc là mặt bằng thi công bị hạn chế. Trường hợp này, bạn cần sử dụng phương pháp khoan giếng để đảm bảo an toàn. Giếng tiếp địa sẽ có độ sâu khoảng 20m – 40m, đường kính từ 5 – 8cm là hợp lý.

Chôn điện cực xuống đất

Cách đóng cọc tiếp địa khi lắp đặt kim thu sét

Cọc tiếp địa được tiến hành đóng như bản thiết kế và tại các nơi quy định. Khoảng cách giữa những cọc dài gấp 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Khoảng cách giữa các cọc có thể ngắn hơn tại các vị trí có diện tích làm hệ thống đất giới hạn. Tuy nhiên, phải đảm bảo khoảng cách này không được ngắn hơn chiều dài của cọc.

Lưu ý, hãy đóng cọc tiếp địa sâu xuống mặt đất. Đóng sao cho đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 10 – 15cm là được.

Đóng cọc cách trung tâm cạn hơn, và đỉnh cọc cách mặt đất từ 15cm – 25cm. Sao cho đỉnh của cọc tiếp địa nằm bên trong hố. Sau khi đã lắp đặt hố thì tiến hành kiểm tra điện trở đất.

Tiếp theo, hãy liên kết các cọc tiếp địa bằng cách rải cáp đồng dọc theo rãnh đã đào.

Cách sử dụng hoá chất giảm điện trở khi tiến hành lắp đặt kim thu sét

Rải hoá chất giảm điện trở cũng là bước không kém phần quan trọng. Đây là loại hoá chất chuyên dụng, có tác dụng hút ẩm. Đồng thời nó sẽ tạo thành dạng keo và bao bọc lấy điện cực. Bạn có thể đổ hoá chất giảm điện trở trước khi đóng cọc hoặc là đổ dọc theo cáp đồng trần.

Trường đổ hoá chất trước khi đóng cọc thì tại vị trí đóng cọc cần đào hố sau 50cm. Đường kính của hố từ 20 – 30 cm tính từ đáy rãnh theo như tiêu chuẩn. Kế tiếp, tiến hành hàn hoá nhiệt để liên kết các cọc với cáp đồng trần.

Hướng dẫn cách lắp đặt cột và chân trụ đỡ kim thu sét

Cột, chân trụ đỡ kim thu sét phải được lắp đặt cẩn thận, đúng quy trình. Nhằm đảm bảo chất lương cho hệ thống và an toàn cho công trình bảo vệ.

Kim thu sét tia tiên đạo(kim thu sét hiện đại) được đặt ở vị trí cao nhất trên công trình. Cột để gắn kim thu sét thì nên chọn cột inox có đường kính 42m và dài 3m. Cột được liên kết với dây neo, trên cột hãy hàn đai ốc ở 3 vị trí. Nhằm đề phòng giông, bão gây hư hõng và nguy hiểm thì cần gia cố kim thu sét chắc chắn với cột.

Hướng dẫn cách lắp đặt dây thoát sét cho kim thu sét

Số lượng dây thoát sét còn tuỳ thuộc vào quy mô của công trình. Tuy nhiên, nó sẽ phải có tiết diện từ 5 – 7cm.

Đối với những công trình có quy mô dưới 60m2, có thể dùng dây thoát sét có tiết diện từ 5 – 7cm. Còn các công trình có diện tích từ 60m2 trở lên thì nên dùng tối thiểu 2 dây thoát sét.

Cáp thoát sét được kéo từ chân cột thu sét xuống đất và tốt nhà là chọn đường thẳng nhất, ngắn nhất để đi dây cáp. Chú ý, nên sử dụng đai cố định dây cáp mỗi 1,5m một lần. Khi dẫn dây cáp thì nên tránh những vật dụng như bồn nước, anten,…Và đảm bảo dẫn dòng sét xuống đất một cách an toàn, hiệu quả.

Cách lựa chọn và lắp đặt kim thu sét

Kim thu sét cần được gắn trên nóc công trình, nơi cao nhất của công trình đó. Chọn loại kim có độ dài từ 50 – 150cm, được làm từ kim loại.

Kim thu sét được nối với dây kim loại xuống mặt đất.

Dây thoát sét sẽ tiến hành nối với cọc tiếp địa. Cọc tiếp địa là các thanh kim loại được đóng sâu xuống đất, có độ dài từ 250cm -300cm.

Bộ phận tiếp địa hay cọc tiếp địa được lắp đặt tại những vị trí cách nhà ra phía ngoài từ 1m – 2m. Tiến hành đào rãnh sâu tầm 50cm, và nối các đầu cọc tiếp địa với nhau. Tại vị trí hộp kiểm tra điện trở dất, dây dẫn sét từ kim chống sét, hoặc là cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp địa chính thức được liên kết vào hệ thống tiếp đất.

Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

Tại vị trí cọc trung tâm, lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất sao cho giá trị điện trở nhỏ hơn 10 Ohm. Nếu giá trị này mà lớn hơn thì phải bổ sung thêm hóa chất giảm điện trở đất, hay đóng thêm cọc hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị điện trở cho phép.

Bước cuối cùng là lấp đất và nện chặt vào các rãnh, hố và hoàn trả mặt bằng.

Các lưu ý cần ghi nhớ khi lắp đặt kim thu sét

Những điều bạn cần trong quá trình lắp đặt kim thu sét gồm:

  • Chú ý về vùng bảo vệ và lựa chọn kim thu sét sao cho hợp lý.
  • Kết cấu công trình liên quan đến hệ thống chống sét.
  • Chú ý đến chất lượng của dây dẫn sử dụng cho thoát sét
  • Hệ thống tiếp đất chống sét

Cụ thể như sau:

Những lưu ý về vùng bảo vệ – cách lựa chọn và lắp đặt kim thu sét hợp lý

Áp dụng tiêu chuẩn IEC 21186 – 96 hoặc là NFC 17 – 102 Pháp kết hợp với tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam để tính toán, thi công. Cần phải tính đủ các cấp bán kính bảo vệ: Cấp 1- level 1, Cấp 2 – level 2, Cấp 3 – level 3, Cấp 4 – level 4. Muốn làm được như vậy thì bạn cần xem xét độ cao, hay vị trí công trình và kiến trúc. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến việc chọn độ cao, và vị trí lắp đặt kim thu sét.

Thêm nữa, để bảo vệ an toàn cho công trình thì cần xét đến khoảng cách không khí giữa cột kim và các vật lân cận  hay là chiều cao cột kim tối thiểu.

Kết cấu công trình liên quan đến hệ thống chống sét

Nếu như khung và mái nhà mà tiếp xúc với hệ thống chống sét là tôn sắt, vậy thì hãy tham khảo thêm về công năng sử dụng công trình. Từ đó để có quyết định đẳng hệ thống chống sét với công trình hay là cách điện.

Người thi công cũng cần chú ý đến vị trí của các vật dẫn điện như anten, bồn nước, hay đường ống nước trên mái,…Các thiết bị này thường bị ảnh hưởng, hỏng hóc khi sét đánh tại vùng lân cận.

Ngoài ra, nếu như thiết kế không đảm bảo thì những vật dụng này còn có thể trở thành vật dẫn điện vào công trình và gây nguy hiểm đến người cũng như tài sản.

Dây dẫn sử dụng cho thoát sét

Dây dẫn thoát sét càng to thì càng tốt, tốt nhất là ít bị chắp nối và chọn lộ trình cho dây đi ngắn nhất, thẳng nhất có thể. Khuyến khích sử dụng dây dẫn có độ dẫn điện tốt, thường sẽ là dùng dây đồng tròn bện, nên có tiết diện từ 50mm2 trở lên.

Hệ thống tiếp đất chống sét

Hệ thống tiếp đất chống sét cần có tổng trở nhỏ cũng như ổn định trong nhiều năm để đảm bảo có thể tản năng lượng sét xuống đất an toàn, nhanh chóng. Cáp thoát sét, hệ thống tiếp đất lẫn kim thu sét phải được đồng bộ với nhau. Tùy từng vùng địa hình như thế nào mà bố trí số lượng, kiểu cọc phù hợp. Phải đẳng thế các hệ thống nối đất gần với nhau bằng Van đẳng thế.

Sử dụng thiết bị kim chống sét cho các công trình là điều vô cùng cần thiết. Nhất là đối với những địa điểm thường phải đón mưa lớn kèm theo sấm sét như Việt Nam.

Nếu quý khách đang có nhu cầu lắp đặt các thiết bị chống sét như chống sét lan truyền, kim thu sét , cọc tiếp địa, bộ đếm sét, hay đặt mua các vật tư tiếp địa, thiết bị đèn báo, vật tư phụ cơ điện,..thì xin vui lòng liên hệ ngay với Baga để nhận báo giá và tư vấn chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Zalo
094.879.5155